Ẩm thực Sapa

Các món ăn đặc sắc ở Sapa

Nhắc đến du lịch Sapa mà không nhắc đến ẩm thực Sapa thì quả là một thiếu sót lớn. Miền đất tươi đẹp này luôn hấp dẫn du khách bởi các món ăn độc đáo với cách chế biến vô cùng phong phú từ các nguyên liệu tươi sống, giàu dinh dưỡng.

Khi có thời gian bạn nên tham gia tour du lịch sapa để có cơ hội thưởng thức đặc sản Sapa:

1. Cá Hồi Sapa:

Món ngon đặc sản Sapa  Là giống cá vốn chỉ sống ở vùng lạnh như châu Mỹ, châu Âu mới được nhập về nuôi thành công duy nhất nhất ở Sapa. Đặc sản Sapa Với khí hậu quanh năm mát mẻ và một mùa đông lạnh thậm chí có cả tuyết bao phủ, cá hồi Sapa có thịt chắc, thớ săn, không có mỡ rất thích hợp để chế biến thành nhiều món khác nhau. Nổi bật nhất là các món như lẩu cá hồi, gỏi cá hồi, cá hồi nướng… Cá hồi Sapa đặc sản vô cùng hấp dẫn

Tham khảo bài Cuối tuần lạ miệng với mực khô trộn hoa thiên lý TẠI ĐÂY

Trong cái lạnh của Sapa, bên chén rượu táo mèo mà được thưởng thức nồi lẩu cá hồi bốc hơi nghi ngút và những loại rau rừng còn đọng sương mai chắc hẳn thực khác sẽ có được ấn tượng khó quên.

2. Cá suối Sapa:
Cá suối có nhiều loại: Cá trắng thân dẹt như cá mương, cá hoa, cá bống, lại có loài cá có màu đen lẫn với màu rêu đá.
Cá suối Sapa thường không lớn, chỉ bằng ngón tay, to lắm cũng chỉ như cán dao. Điều đặc biệt là cá suối không hề có vị tanh. Cá bắt được, nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn.

3. Cải mèo Sapa:
Rau cải Mèo của Sa Pa được người dân địa phương nấu bằng nhiều cách: xào, nấu, luộc hoặc dùng để ăn lẩu. Thông thường, chế biến một cách đơn giản nhất, chỉ cần thái nhỏ, đập gừng đổ nước vào đun sôi là có một bát canh mát, rất hợp cho thực khách uống rượu.

Kỳ công hơn, rau có thể nấu cùng với thịt gà băm rối, không quên bỏ gia vị gừng, nêm vừa mắm, muối, người thưởng thức sẽ cảm nhận được một hương vị thật độc đáo. Chất ngọt của thịt gà quện với cái ngọt mát, ngăm ngăm đắng của rau cải làm cho người ăn cảm thấy không bị ngán.
Rau cải Mèo còn hấp dẫn nếu được xào với thịt bò, đặc biệt là thịt hun khói. Những sợi rau giòn, dai hơi nhặng đắng kết hợp với món thịt hun có vị đậm đà rất riêng tạo nên nét đặc sắc cho ẩm thực vùng cao.

4. Cơm Lam:
Ai đã từng du lịch Sapa sẽ không thể nào quên được sự hiện diện của Cơm Lam ở mọi nơi trong các bữa ăn. Từ nhà hàng, Khách sạn, đến các quán ăn ven đường… đều phục vụ món ăn độc đáo này.
Lam không phải là danh từ mà là một động từ, chỉ việc nướng chín thức ăn trong ống nứa tươi. Vì vậy không chỉ có cơm lam mà còn có thịt chim lam, cá lam, bầu bí lam…
Ống nứa hoặc ống một loại cây họ nhà tre nứa được chọn để “lam” phải là ống có lóng dài, còn tươi ở phần ngoài và nước ngọt của cây ngấm vào thức ăn.

5. Đồ nướng Sapa:
Trong rất nhiều cái thú được nhâm nhi, hưởng thụ ẩm thực của khách du lịch sapa trong những ngày du lịch dài ngày tại đây, thì đồ nướng Sa Pa đang trở thành một “thương hiệu” rất riêng biệt, không thể lẫn với các địa phương khác. Nhiều khách du lịch nói rằng: Nếu đến Sa Pa mà không thưởng thức đồ nướng thì quả thật chưa thực sự khám phá được hết sự độc đáo, phong phú và thi vị của văn hoá ẩm thực Sa Pa.

6. Lợn cắp nách:
Tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng và quanh năm suốt tháng gồng mình chống chọi với cái rét làm cho giống lợn này săn quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng dưới chục ký (có thế mới… cắp được vào nách). Lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay.

Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa sẽ mang đến cảm giác tuyệt vời cho thực Khách.

Ẩm thực Sapa
Đặc sản ẩm thực Sapa

7. Măng chua Sapa:
Măng chua của bà con vùng cao Sa Pa cũng là một trong những sản phẩm được nhiều người vùng xuôi ưa chuộng. Măng chua được làm khá tỉ mỉ: Người ta chọn những đọt măng mới nhú được 25 – 30cm, mang về rửa sạch rồi xắt lát mỏng, không cho dính nước. Ủ măng vào chum và đậy kín trong khoảng 20 đến 30 ngày. Khi thành phẩm, măng có vị chua thanh, dùng để nấu với cá hay thịt, ăn hoài không ngán.

8. Nấm Hương Sapa:
Vào chợ Sa Pa bất kỳ mùa nào, bạn cũng được mời mua nấm hương khô, là đặc sản của núi rừng Sa Pa. Vào các nhà hàng, bạn có thể yêu cầu được ăn món nấm hương. Nấm khô ngâm qua nước, sẽ nở ra mà vẫn giữ nguyên mùi hương của đất núi, phong vị của cây rừng.
Là người sành ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng cho ăn món chân nấm. Đó là thân nấm xé nhỏ xào với thịt, điểm xuyết thêm chút mực khô và gia vị đều mang vị rất riêng của Sa Pa.

9. Rượu Bắc Hà:
Khi đến với chợ Bắc Hà, du Khách dễ dàng nhận thấy rằng Rượu Bắc Hà được bày ở khắp chợ. Rượu ở đây nầu thuần một loại ngô địa phương. Ngô được gieo trồng trên núi đá. Sau bốn tháng mười lăm ngày sẽ cho bắp có hạt nhỏ, chắc, màu vàng. Tuy năng suất không cao, nhưng bù lại, hạt mềm, bùi, giàu dinh dưỡng.

Khi bung ủ kỹ với me được chế từ hạt cây hồng my, một loại biệt dược không phổ biến của người H’mông, rồi chưng cất lên, sẽ thành rượu lừng danh riêng có, không thể lẫn với một loại rượu nào, chỉ cần mở nút chai, nút can là biết ngay rượu Bắc Hà, nếu dây vào quần áo, hương rượu còn thơm mãi.

10. Rượu táo mèo:
Ở Sapa, cây táo mèo mọc hoang trên các dãy núi Hoàng Liên Sơn. Táo mèo cứ thế lớn lên trong rừng rồi đơm hoa kết trái, một món quà thiên nhiên ưu đãi cho đồng bào Mông. Qủa táo mèo được kết từ hương của rừng, ngấm đẫm gió ngàn, hấp thụ khí đất, khí trời và nắng gió vùng cao nên nó có đủ vị chua ngọt và chát đắng. Qủa táo mèo được ngâm ủ rất kỹ rồi cất thứ tinh chất ấy để chế ra rượu.

Cách ngâm rượu Táo Mèo: Rượu Táo mèo được ngâm trong các bình to. Loại táo này cũng được ngâm như ngâm mận nhưng lượng đường ít hơn. Trước khi ngâm phải gọt vỏ, ngâm qua nước cho đỡ chát rồi phơi ra mẹt cho se mặt. Thường phải bổ đôi từng quả táo ra để bỏ những con sâu bên trong ruột. Lạ là giống táo này cứ phải có sâu mới ngon, quả nào không có sâu không phải là hảo hạng.
Ban đầu, uống rượu táo mèo, ta tưởng như uống một loại nước giải khát có ga, thế nhưng càng uống càng ngất ngây.

11. Thắng cố:
Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu “thắng cố” được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.
Một số các nguyên liệu chính để chế biến món đặc sản này (công thức truyền thống):
– Da: da lợn, trâu, bò, dê…bộ guốc chẵn, có khi cả rắn, rết…. Con vật sau khi thui, được lột da trước khi xẻ thịt
– Lòng: bao gồm ruột, gan, phèo, phổi…túm lại là lục phủ ngũ tạng. Lưu ý trong nguyên liệu này là khi mổ con vật ra, lấy toàn bộ, không được rửa, không được thải bỏ bất cứ thứ gì kể cả phân trong dạ dày, ruột.
– Ngô, gạo hoặc có thể là khoai, sắn.
– Gia vị vừa đủ
– Sau khi có đầy đủ các nguyên liệu trên, các bạn cần có 1 cái chảo thật lớn (cỡ 100L) để chế biến món này. Cho tất cả các nguyên liệu vào chảo, đổ nước suối vào cho ngập hết nguyên liệu ninh cho thật nhừ. Thời gian tối thiểu cũng phải là 3h – 5h sôi, nước cạn ta lại đổ thêm nước suối vào đun tiếp. Khi nào thấy nước bắt đầu sánh lại, hơi sền sệt và có mùi đặc trưng bốc lên là được.
Món này ăn nóng, không cần ăn kèm với bất cứ thứ gì khác.

12. Thịt sấy khăng gai:
Tour du lịch Sapa Món thịt sấy “khăng gai” đã trở thành món ngon rất nổi tiếng ở vùng cao Sapa. Khi xẻ thịt các loại gia súc lớn như trâu, bò, ngựa, heo… người ta thường dành phần thịt ngon treo lên gác bếp sấy để ăn dần. Du lịch Sapa Mỗi miếng thịt sấy “khăng gai” nặng khoảng 2kg, có thể để lâu hàng năm. Khi muốn ăn, người ta cọ rửa sạch bồ hóng và bụi rồi xắt miếng vừa ăn, đem xào với các loại rau củ hay măng chua… Du lịch Sapa giá rẻ

Thịt “khăng gai” nướng vùi trong tro bếp là một trong những món “nhắm” lý tưởng của cánh mày râu.
Riêng thịt trâu, bò đã sấy kho cho vào tro bếp để nướng (không có than), sau đó đem ra đập hết tro và bụi để uống rượu. Thịt sấy thường có vị bùi, thơm, giòn. Nếu uống rượu mà có đĩa thịt sấy thì quả là không còn gì bằng.
13. Xôi ngũ sắc Người Tày:
Ở Lào Cai, mỗi dân tộc đều có vốn văn hóa truyền thống đặc trưng tạo nên vườn hoa đầy hương sắc. Trong đó, văn hóa ẩm thực truyền thống của người Tày được thể hiện rõ nét qua hương vị của xôi ngũ sắc.
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: Gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng (co khảu, khảu đen) để nhuộm màu, tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu khác nhau, tạo ra sản phẩm xôi thơm ngon, hấp dẫn.