Đặc sản chả mực Hạ Long

Cách làm chả mực Hạ Long

Mực dùng để làm chả phải là mực tươi sống, mới đánh từ biển lên. Mực tươi nên thịt rất thơm và dậy mùi. Hầu hết nguyên liệu dùng để làm chả mực đều là mực đánh bắt ở trong khu vực biển của Hạ Long, nó có mùi vị rất riêng không hề lẫn với mực ở các nơi khác. Để món chả mực được giòn và dai thì người ta phải giã bằng tay.

  • Xem thêm bài Cuối tuần lạ miệng với mực khô trộn hoa thiên lý TẠI ĐÂY

Mực đã giã nhuyễn được nêm chút hạt tiêu vỡ và mắm, nắn thành những miếng nhỏ vừa ăn cho vào chảo dầu sôi rán đến khi vàng ruộm. Miếng chả tươi ngon ngay từ khi mới cho vào chảo rán đã toả ra mùi thơm nức mũi rất quyến rũ. Đảm bảo nếu ăn một lần bạn sẽ nhớ mãi!

Món Chả mực Kim Thoa đặc sản Hạ Long Món chả mực ngon nhất vẫn là dùng với xôi trắng. Hạt xôi khô nhưng mềm, thơm hương nếp mới quyện với mùi chả vừa béo vừa ngọt. Chả mực Mới ngửi đã thấy khó mà cưỡng lại được sức hút của món ăn này. Nếu muốn chấm thì nên chấm với mắm nguyên chất bỏ thêm ít hạt tiêu, món ăn sẽ thêm ngon miệng và đậm đà hơn. Chả mực Kim Thoa ngon 

Có thể bạn quan tâm: Đặc sản Chả mực Hạ Long là 1 trong 100 món ăn hàng đầu Châu Á

Nếu ở Hà Nội, bánh cuốn phải thưởng thức với chả quế mới là đúng kiểu thì ở Hạ Long, bánh cuốn được dọn cùng chả mực. Nếu các bạn có dịp đến Hạ Long đừng bỏ qua cơ hội nếm thử món bánh cuốn chả mực hấp dẫn này. Bạn có thể đến hàng “bánh cuốn cây bàng” ở khu Bạch Đằng để thưởng thức một cách trọn vẹn hương vị đặc biệt của chả mực Hạ Long ăn kèm bánh cuốn.

Trong bữa cơm gia đình cuối tuần, chả mực cũng là một món ngon được nhiều bà nội trợ lựa chọn để thay đổi khẩu vị cho những người thân yêu. Chả mực đã trở thành một ẩm thực quen thuộc và chiếm được cảm tình của nhiều người sành ẩm thực. Không cần phải về tận đất biển để thưởng thức món ăn này, chả mực đã theo chân người Hạ Long đi khắp mọi miền đất nước.

Cách làm chả mực Hạ Long:

Nguyên liệu:

Mực tươi: 500 g; Thịt nạc mông: 100 g; Hành khô: 1 củ; Hành hoa, rau dăm, thì là; Gia vị: dầu ăn, hạt tiêu, bột nêm, súp, mì chính, bột năng (nếu có).
Cách làm:
Mực tươi làm sạch, thái miếng rồi băm nhỏ.

Thịt nạc mông rửa sạch băm nhỏ.

Hành hoa, rau dăm, thì là rửa sạch băm nhỏ.

Đặc sản chả mực Hạ Long
Đặc sản chả mực Hạ long

Tham khảo: https://dulichkhatvongviet.com/cha-muc-ha-long-vuon-tam-chau-a/

Cho mực và thịt đã băm nhỏ vào bát tô. Thêm một ít hạt tiêu, 2 thìa bột năng, bột canh, mì chính vào.

Thêm rau thơm thái nhỏ ở bước 3 vào bát mực.

Trộn đều lên ướp trong khoảng 20 phút.
Đeo găng tay rồi nặn thành từng viên chả tùy ý.

Rán vàng chả mực với dầu nóng rồi cho bày ra đĩa. Chả mực có thể chấm với tương ớt ăn nóng hoặc đem xốt cà chua đều rất đưa cơm.

Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) nổi tiếng với nhiều loại mực tươi ngon, tuy không to bản như mực Nha Trang, Phan Thiết nhưng dày và ngọt thịt bậc nhất. Mực ống phơi khô đem nướng với lửa than là món ngon miệng vào mùa lạnh. Mực sim tươi thì xào nấu, riêng mực nang thường dùng để quết chả

Chế biến chả mực đòi hỏi người nội trợ phải có kinh nghiệm và khéo tay, từ những khâu “vòng ngoài” như lựa mực, “giải phẫu” phần ruột và bọng mực sao cho thân mực vẫn giòn, trắng đến cách giã, nêm nếm và quết, rán vàng. Tất nhiên, mực phải là loại tươi ngon nhất, vừa đánh bắt lên mới giữ được độ tươi giòn, mùi thơm chứ không tanh.

Theo những người nội trợ xứ này, chả mực ngon phụ thuộc đến 90% vào chất lượng mực. Người sành mực còn phải chọn cho bằng được loại mực tươi mai thật dày, khi mua về, trên sống lưng còn có những vân nhỏ màu ghi như khẽ chuyển động.

Chả ngon phải được giã bằng tay trong cối đá lớn. Mực được bỏ vào từng miếng một, lý tưởng nhất là giã hơi rối, vừa đủ nhuyễn để bắt dính nhưng vẫn còn những phần miếng chưa giã kỹ để chả giòn. Phần vây mực xắt ngắn, cũng giã thật rối, lẫn vào phần thịt mực. Ướp thêm chút hạt tiêu vỡ mảnh, mắm cho vừa miệng. Hạt tiêu vỡ mảnh còn có tác dụng làm miếng mực không bết dính quá chắc, vừa làm dậy hương thơm.

Có khi người ta còn cho vào một ít mỡ miếng theo tỷ lệ nhất định cùng một hai muỗng mỡ nước, để ít nhất 30 phút cho chả mềm mại hơn. Sau khi giã, mực được nắn thành từng miếng vừa ăn rồi chiên vàng. Lửa rán phải ở mức trung bình, đều đặn vì chả mực cũng “kén lửa”.

Miếng chả rán xong có màu vàng ruộm, thơm nức, cắn vào thấy vị bùi, thơm của mực giã, nhưng vẫn còn cả cảm giác giòn sần sật. Đó là cái tinh tế của món ăn dân dã này, bởi quết qua loa thì miếng mực xảm miệng, quết nhuyễn thì ăn dễ ngán và mất cái hứng thú của việc ăn mực.

Chả mực mới rán ăn kèm với bánh cuốn hoặc xôi nếp mới thật đúng bài bản. Người Hà Nội ăn bánh cuốn không thể thiếu chả quế, người Quảng Ninh thì dọn bánh cuốn, xôi nếp với chả mực. Nếp ngỗng hạt to tròn, mềm dẻo, đi cùng chả mực giòn, ăn đến no vẫn thòm thèm. Nước chấm đi kèm rất đơn giản: một chén nước mắm pha vừa vị và rắc thật nhiều tiêu.

Miếng ngon có phần đơn giản, nhưng gợi nhớ rất lâu bền trong tâm trí người Quảng Ninh lúc đi xa và với cả những du khách từng một lần ghé vùng đất này. Giờ đây, chả mực đã được sản xuất có phần công nghiệp hơn, đóng gói và hút chân không để du khách tiện mang đi. Cái ngon tuy có giảm đôi chút, nhưng vẫn là chả mực Hạ Long, giòn, ngọt và thơm hương…

Xem thêm tại chamuchalong.org